💁
Menu - Tài liệu hướng dẫn sử dụng UFLS
Đào tạo tín chỉLMS3Email công vụExamsSổ tay sinh viênHướng dẫn chứng thực điện tử
💁
Menu - Tài liệu hướng dẫn sử dụng UFLS
  • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Hỗ trợ kỹ thuật
    • Quản trị Đại học
      • Sinh viên
        • Cấu hình nhận email hệ thống
        • Hướng dẫn cập nhật thông tin cá nhân
        • Hướng dẫn kiểm tra và nộp học phí
        • HƯỚNG DẪN CỔNG THÔNG TIN SINH VIÊN
        • Hướng dẫn đổi mật khẩu trang sinh viên
      • Giảng viên
        • Hướng dẫn đăng nhập Quản trị đại học
        • Hướng dẫn đăng ký mở Lms3, Teams
      • Hướng dẫn SV đăng ký tín chỉ
    • Thư viện
    • Hệ thống LMS3
      • Đăng nhập
      • Đổi mật khẩu
      • Quên mật khẩu
      • Tham gia lớp học (theo thời khóa biểu) trên LMS3
    • Email công vụ, MS Teams
      • Nội quy sử dụng email
      • Hướng dẫn cài đặt
      • Đăng nhập
      • Đổi mật khẩu
      • Quên mật khẩu
      • Tham gia lớp học (theo thời khóa biểu) trên Teams
      • Onedriver - Quản lý dung lượng lưu trữ
      • Khắc phục lỗi hiển thị tệp trong Outlook
    • Hệ thống thi Exams
    • Sổ tay sinh viên
      • Sổ tay sinh viên 2024
        • LỜI NÓI ĐẦU
        • Phần 1 TỔNG QUAN
        • Phần 2 QUY CHẾ HỌC VỤ
          • 2.1. Quy chế đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ của Trường Đại học Ngoại ngữ
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
            • Chương III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
            • Chương IV XÉT TỐT NGHIỆP VÀ CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP
            • Chương V NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
            • Chương VI LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
            • Chương VII CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, LƯU TRỮ, CÔNG KHAI THÔNG TIN
            • Chương VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
          • 2.2. Quy định việc tổ chức thi kết thúc học phần
            • QUY ĐỊNH Về việc tổ chức thi kết thúc học phần hình thức đào tạo chính quy theo tín
              • CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
              • CHƯƠNG II QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI
              • CHƯƠNG III QUY TRÌNH RA ĐỀ THI
              • Chương IV QUY TRÌNH COI THI
              • Chương V QUY TRÌNH CHẤM THI, PHÚC KHẢO VÀ CÔNG BỐ ĐIỂM THI
              • Chương VI BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ
              • Chương VII KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
              • Chương VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • QUY ĐỊNH Về việc tổ chức thi kết thúc học phần theo hình thức thi trực tuyến (hệ chính quy)
              • CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
              • CHƯƠNG II QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI TRỰC TUYẾN
              • CHƯƠNG III QUY TRÌNH RA ĐỀ THI
              • Chương IV QUY TRÌNH COI THI
              • Chương V QUY TRÌNH CHẤM THI, PHÚC KHẢO VÀ CÔNG BỐ ĐIỂM THI
              • Chương VI BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ
              • Chương VII KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
              • Chương VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          • 2.3. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ của các ngành đào tạo
          • 2.4. Chuẩn đầu ra tin học
        • Phần 3. CÔNG TÁC SINH VIÊN
          • 3.1. Quy chế công tác sinh viên
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN
            • Chương III HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
            • Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT SINH VIÊN
            • Chương V NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
            • Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC
          • 3.2. Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện
            • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II KHUNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
            • Chương III PHÂN LOẠI VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
            • Chương IV TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
            • Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          • 3.3. Học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và miễn, giảm giá vé dv công cộng cho sv
            • 3.3.1. Nghị định 84/2020/NĐ-CP ngày 17-7-2020 của CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục
              • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
              • Chương II PHONG TẶNG DANH HIỆU TIẾN SĨ DANH DỰ, GIÁO SƯ DANH DỰ
              • Chương III
              • Chương IV HỌC BỔNG KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP, HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH VÀ MIỄN, GIẢM GIÁ VÉ DV CÔNG CỘNG
              • Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
              • Phụ lục
            • 3.3.2. Quy định về xét, cấp học bổng khuyến khích học tập đối với sinh viên hệ chính quy
          • 3.4. Chính sách miễn, giảm học phí
            • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUY ĐỊNH VỀ HỌC PHÍ
            • Chương III THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ
            • Chương IV CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM HP VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HP, PHƯƠNG THỨC CHITRẢ
            • Chương V GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐT KHI THỰC HIỆN GIAO NHIỆM VỤ, ĐẶT HÀNG, ĐẤU THẦU
            • PHỤ LỤC
              • Phụ lục I
              • Phụ lục II MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
              • Phụ lục III ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
              • Phụ lục IV ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
              • Phụ lục V ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
              • Phụ lục VI ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHI TRẢ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ
              • Phụ lục VII ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHI TRẢ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
              • Phụ lục VIII GIẤY XÁC NHẬN
              • Phụ lục IX DỰ TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
              • Phụ lục X TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
          • 3.5. Chế độ trợ cấp xã hội đối với sinh viên
            • 3.5.1. Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH
            • 3.5.2. Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH
          • 3.6. Chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
            • Chương I NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ BỒI HOÀN KINH PHÍ HỖ TRỢ
            • Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • Phụ lục
          • 3.7. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số
          • 3.8. Chính sách tín dụng đối với sinh viên
            • 3.8.1. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng về tín dụng đối với HS, SV
            • 3.8.2. Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng CP về việc điều chỉnh mức cho HS SV
          • 3.9. Quy chế ngoại trú đối với sinh viên
          • 3.10. Quy định quản lý người nước ngoài học tập tại Đại học Đà Nẵng
          • 3.11. Quy định hoạt động cộng đồng của sinh viên
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
            • Chương III NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG SINH VIÊN Đ
            • Chương IV KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ HĐCĐ CỦA SINH VIÊN
            • Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC Điểm quy đổi các hoạt động phục vụ cộng đồng
          • 3.12. Quy định hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
            • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN
            • Chương III QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN
            • Chương V KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
            • Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • PHỤ LỤC
          • 3.13. Quy định về việc tham gia hoạt động cộng đồng của sinh viên
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
            • Chương III NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG SV ĐHNN
            • Chương IV KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ HĐCĐ CỦA SINH VIÊN
            • Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC
          • 3.14.Quy chế công tác sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN
            • Chương III HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
            • Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT SINH VIÊN
            • Chương V NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
            • Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
        • Phần 4. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN – HỘI
        • Phần 5. HỆ THỐNG THÔNG TIN - GÓP Ý
        • KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
      • Sổ tay sinh viên 2023
        • LỜI NÓI ĐẦU
        • Phần 1 - TỔNG QUAN
        • Phần 2 QUY CHẾ HỌC VỤ
          • 2.1. Quy chế đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ của Trường Đại học Ngoại ngữ
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
            • Chương III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
            • Chương IV XÉT TỐT NGHIỆP VÀ CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP
            • Chương V NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
            • Chương VI LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
            • Chương VII CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, LƯU TRỮ, CÔNG KHAI THÔNG TIN
            • Chương VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • Phụ lục
          • 2.2 Quy định việc tổ chức thi kết thúc học phần
            • Quyết định 124/QĐ-ĐHNN
            • CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • CHƯƠNG II QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI
            • CHƯƠNG III QUY TRÌNH RA ĐỀ THI
            • Chương IV QUY TRÌNH COI THI
            • Chương V QUY TRÌNH CHẤM THI, PHÚC KHẢO VÀ CÔNG BỐ ĐIỂM THI
            • Chương VI BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ
            • Chương VII KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
            • Chương VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC
            • Quy định tạm thời về việc tổ chức thi kết thúc học phần theo hình thức trực tuyến – Hệ chính quy
              • CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
              • CHƯƠNG II QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI TRỰC TUYẾN
              • CHƯƠNG III QUY TRÌNH RA ĐỀ THI
              • Chương IV QUY TRÌNH COI THI
              • Chương V QUY TRÌNH CHẤM THI, PHÚC KHẢO VÀ CÔNG BỐ ĐIỂM THI
              • Chương VI BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ
              • Chương VII KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
              • Chương VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          • 2.3. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ của các ngành đào tạo
          • 2.4. Chuẩn đầu ra tin học
        • Phần 3 CÔNG TÁC SINH VIÊN
          • 3.1. Quy chế công tác sinh viên
            • Quyết định số 2721/QĐ-ĐHĐN
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN
            • Chương III HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
            • Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT SINH VIÊN
            • Chương V NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
            • Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT SINH VIÊN ÁP DỤNG ĐỐI VƠI CÁC CSGDĐHTV, ĐVTT
          • 3.2. Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện
            • Quyết định số 3758/QĐ-ĐHĐN
            • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II KHUNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
            • Chương III PHÂN LOẠI VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
            • Chương IV TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
            • Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          • 3.3. Học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho sinh viên
            • 3.3.1. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
              • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
              • Chương II PHONG TẶNG DANH HIỆU TIẾN SĨ DANH DỰ, GIÁO SƯ DANH DỰ
              • Chương III CHUYỂN ĐỔI NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẪU GIÁO, TRƯỜNG MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TƯ THỤC SANG NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẪU GIÁO, TRƯỜNG MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TƯ THỤC HOẠT ĐỘNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN
              • Chương IV HỌC BỔNG KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP, HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH VÀ MIỄN, GIẢM GIÁ VÉ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
              • Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • 3.3.2. Quy định về xét, cấp học bổng khuyến khích học tập đối với sinh viên hệ chính quy của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 401/QĐ-ĐHNN ngày 01 tháng 7 năm 2020.
          • 3.4. Chính sách miễn, giảm học phí
            • Nghị định số 81/2021/NĐ-CP
            • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUY ĐỊNH VỀ HỌC PHÍ
            • Chương III THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ
            • Chương IV CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ
              • Mục 1 CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ
              • Mục 2 QUY TRÌNH THỦ TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ
              • Mục 3 LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, HỖ TRỢ ĐÓNG HỌC PHÍ
            • Chương V GIÁ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO KHI THỰC HIỆN GIAO NHIỆM VỤ, ĐẶT HÀNG, ĐẤU THẦU
            • Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • Phụ lục
          • 3.5. Chế độ trợ cấp xã hội đối với sinh viên
            • 3.5.1. Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 25 tháng 8 năm 1998 của liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.
              • Phần 1: VỀ HỌC BỔNG
              • Phần 2: VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI
              • Phần 3: HỌC SINH, SINH VIÊN DIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
              • Phần 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
              • Phần 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • 3.5.2. Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 03 tháng 08 năm 2009 sửa đổi, bổ sung khoản 4 mục I Phần II Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 25 tháng 8 năm 1998 của liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.
          • 3.6. Chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ BỒI HOÀN KINH PHÍ HỖ TRỢ
            • Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • Phụ lục
          • 3.7. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số
          • 3.8. Chính sách tín dụng đối với sinh viên
            • 3.8.1. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
            • 3.8.2. Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.
          • 3.9. Quy chế ngoại trú đối với sinh viên
            • Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT
            • Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
            • Chương 3. CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
            • Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG, GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
            • Chương 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC
          • 3.10. Quy định quản lý người nước ngoài học tập tại Đại học Đà Nẵng
            • Quyết định số 640/QĐ-ĐHĐN
            • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ TIẾP NHẬN LƯU HỌC SINH
            • Chương III ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH
            • Chương IV QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LƯU HỌC SINH
            • Chương V TIẾP NHẬN ĐÀO TẠO VÀ PHỤC VỤ LƯU HỌC SINH
            • Chương VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
          • 3.11. Quy định hoạt động cộng đồng của sinh viên
            • Quyết định số 2900/QĐ-ĐHĐN
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
            • Chương III NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG SINH VIÊN ĐHĐN
            • Chương IV KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ HĐCĐ CỦA SINH VIÊN
            • Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC
          • 3.12. Quy định hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
            • Quyết định số 3226/QĐ-ĐHĐN
            • Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN
            • Chương III QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN
            • Chương IV TRÁCH NHIỆM, QUYỀN CỦA SINH VIÊN THAM GIA NCKH VÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN
            • Chương V KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
            • Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            • PHỤ LỤC
          • 3.13. Quy định về việc tham gia hoạt động cộng đồng của sinh viên
            • Quyết định 916/QĐ-ĐHNN
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
            • Chương III NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHNN
            • Chương IV KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ HĐCĐ CỦA SINH VIÊN
            • Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            • PHỤ LỤC
          • 3.14 Quy chế công tác sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ
            • Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
            • Chương II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN
            • Chương III HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
            • Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT SINH VIÊN
            • Chương V NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
            • Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
        • Phần 4 HOẠT ĐỘNG ĐOÀN – HỘI
          • 4.1. Thông tin liên hệ
          • 4.2. Một số thành tích tiêu biểu
          • 4.3. Một số hoạt động tiêu biểu
        • Phần 5 HỆ THỐNG THÔNG TIN - GÓP Ý
          • 5.1. Hệ thống thông tin
            • 5.1.1. Website
            • 5.1.2. Email/Điện thoại hỗ trợ học tập
            • 5.1.3. Các khoa đào tạo
            • 5.1.4. Các phòng ban, trung tâm, tổ
          • 5.2. Kênh góp ý, giải đáp thắc mắc
            • 5.2.1. Văn phòng hỗ trợ học vụ
            • 5.2.2. Phòng công tác sinh viên
        • KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
        • Sổ tay sinh viên 2023 (tải file pdf)
    • Vstep Khung NLNN 6 bậc
      • Mẫu đăng ký
      • Mẫu đơn Phúc khảo
      • Hướng dẫn làm bài thi B1, B2, C1
      • Hướng dẫn làm bài thi Bậc 2
      • Nội quy phòng thi
      • Các vấn đề lưu ý khác
    • Hướng dẫn chứng thực điện tử
    • Tra cứu thông tin LMS3, MSTEAMS
      • Qrcode
    • IOFFICE
Powered by GitBook
On this page
  1. Trang chủ
  2. Sổ tay sinh viên
  3. Sổ tay sinh viên 2024
  4. Phần 2 QUY CHẾ HỌC VỤ
  5. 2.2. Quy định việc tổ chức thi kết thúc học phần
  6. QUY ĐỊNH Về việc tổ chức thi kết thúc học phần hình thức đào tạo chính quy theo tín

CHƯƠNG II QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI

PreviousCHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGNextCHƯƠNG III QUY TRÌNH RA ĐỀ THI

Last updated 8 months ago

Điều 5: Kỳ thi và hình thức thi

1. Kỳ thi KTHP sẽ được tổ chức theo thời gian của kế hoạch đào tạo năm học, có thể tổ chức thành một hoặc nhiều đợt trong mỗi học kỳ tùy thuộc vào kế hoạch giảng dạy. Không tổ chức kỳ thi phụ (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt sẽ do Hiệu trưởng quyết định). Không có kỳ thi lại cho những sinh viên đã dự thi không đạt yêu cầu hoặc sinh viên xin hoãn thi trong học kỳ đó. Đối với những sinh viên đã dự thi không đạt yêu cầu, phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D. Đối với những sinh viên xin hoãn thi, trong thời gian tối đa là 02 học kỳ chính tiếp theo sinh viên phải làm đơn đăng ký dự thi để hoàn tất học phần còn nợ.

2. Thời gian dành cho ôn thi KTHP tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, đảm bảo ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ.

3. Kỳ thi KTHP có thể được thực hiện bằng hình thức thi viết (tự luận, trắc nghiệm, kết hợp tự luận và trắc nghiệm), thi vấn đáp, làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc thi trên máy tính.

4. Việc lựa chọn hình thức thi phải phù hợp với đề cương chi tiết học phần đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Hình thức thi được công bố công khai cho sinh viên ngay khi bắt đầu học phần. Trong trường hợp cần thay đổi hình thức thi, Bộ môn cần lập văn bản đề nghị, có ý kiến của lãnh đạo khoa và gửi về Phòng Đào tạo để trình Ban Giám hiệu xem xét, phê duyệt trước kế hoạch thi 10 tuần như đã công bố trong kế hoạch đào tạo hàng năm được Nhà trường và Đại học Đà Nẵng phê duyệt.

Điều 6: Điều kiện để được dự thi kết thúc học phần

1. Căn cứ vào các yêu cầu đối với sinh viên và được quy định trong đề cương chi tiết của học phần. Nếu sinh viên không đủ điều kiện dự thi, giảng viên giảng dạy lớp học phần có trách nhiệm gửi “Danh sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi” về Phòng KT&ĐBCLGD ít nhất 01 tuần trước kỳ thi. Phòng KT&ĐBCLGD sẽ tổng hợp danh sách và gửi về cho khoa để xử lý không cho thi đối với các sinh viên có tên trong danh sách.

2. Sinh viên phải hoàn thành việc đóng học phí đúng thời hạn theo quy định của nhà trường. Một tuần trước kỳ thi, Phòng KHTC có trách nhiệm gửi “Danh sách sinh viên chưa đóng học phí” về các khoa và Phòng KT&ĐBCLGD để xử lý không cho thi đối với các sinh viên có tên trong danh sách.

Trường hợp sinh viên chưa hoàn thành học phí có lý do chính đáng, sinh viên phải làm thủ tục xin gia hạn thời gian nộp học phí gửi về Phòng Công tác sinh viên theo thời gian của thông báo nộp học phí của Phòng Kế hoạch tài chính để được xử lý và đưa vào Quyết định cho phép sinh viên được hoãn đóng học phí học kỳ đó.

3. Sinh viên có tên trong danh sách thi do phòng KT&ĐBCLGD lập mới được tham dự kỳ thi. Sinh viên tham gia thi, đúng phòng thi, ngày thi, giờ thi theo lịch thi đã được công bố.

Điều 7: Hoãn thi kết thúc học phần

1. Những sinh viên không dự thi KTHP có lý do chính đáng phải làm đơn xin hoãn thi học phần đó và nộp đơn (theo mẫu đăng tải tại website , mục Biểu mẫu và công tác Khảo thí), kèm minh chứng hợp lý (ví dụ: giấy ra viện,...) cho Phòng KT&ĐBLGD trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày thi của học phần đó để được xem xét nhận điểm I. Quyết định cho nhận điểm I hay không, do Phòng KT&ĐBLGD căn cứ vào các minh chứng mà sinh viên cung cấp. Nếu không có đơn hoặc minh chứng không thuyết phục, sinh viên sẽ phải nhận điểm F và học lại học phần đó.

2. Sinh viên được hoãn thi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 sẽ không phải học lại học phần và được dự thi KTHP vào 02 học kỳ kế tiếp khi học phần này được mở hoặc dự thi ngay trong cùng học kỳ đó với các lớp khác có cùng mã học phần. Để được dự thi lại, sinh viên cần làm đơn xin thi lại (theo mẫu đăng tải tại website , mục Biểu mẫu và công tác Khảo thí) nộp về Phòng KT&ĐBLGD trước ngày thi ít nhất là 07 ngày làm việc. Phòng KT&ĐBLGD kiểm tra và đưa tên sinh viên vào danh sách dự thi.

Điều 8. Lịch thi

1. Trước kỳ thi 10 tuần, giáo vụ khoa sẽ được Phòng ĐT phân quyền trên hệ thống tác nghiệp để thiết lập hình thức thi của các học phần do khoa quản lý và đã được quy định trong đề cương chi tiết của các học phần (đề mở, thời gian làm bài, không xếp lịch vì làm tiểu luận, thuyết trình thay thế cho thi KTHP…). Giáo vụ khoa có 01 tuần để thực hiện công việc này. Sau thời gian đó, Phòng KT&ĐBCLGD sẽ căn cứ thông tin các lớp học phần trên hệ thống quản lý đào tạo và bảng đăng ký hình thức thi theo đơn vị Khoa, do Khoa cung cấp để sắp xếp lịch thi.

2. Trước kỳ thi 03 tuần, Phòng KT&ĐBCLGD gửi lịch thi đến các khoa, Phòng ĐT, Phòng KHTC, Phòng Công tác sinh viên (CTSV), Phòng Thanh tra Pháp chế (TTPC), Phòng Cơ sở vật chất (CSVC), Phòng Tổ chức Hành chính (TCHC); Phòng ĐT thông báo đến sinh viên qua tài khoản của sinh viên để các em có kế hoạch ôn tập.

3. Lịch thi chính thức được: (1) đăng tải tại mục Công tác khảo thí trên trang thông tin điện tử của Phòng KT&ĐBCLGD tại địa chỉ (2) Phòng ĐT đăng tại trang dành cho sinh viên

4. Lịch thi được công bố chậm nhất 03 tuần trước ngày bắt đầu đợt thi, là cơ sở để các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện tốt kỳ thi.

5. Quy trình xây dựng lịch thi được thực hiện theo phụ lục 1 đính kèm quy định này

Điều 9. Lập danh sách, phân phòng thi

1. Phòng KT&ĐBCLGD tạo danh sách sinh viên dự thi theo hình thức trộn danh sách các lớp có cùng tên học phần và mã học phần, hệ thống xếp tên sinh viên theo thứ tự trong bảng chữ cái (căn cứ trên số sinh viên thực tế của các lớp học phần, chưa tính đến những trường hợp có khả năng không được dự thi như quy định tại Điều 6). Số lượng sinh viên mỗi phòng thi hợp lý theo quy mô của phòng, đảm bảo tính nghiêm túc và khách quan trong thi cử.

2. Danh sách thi theo phòng thi được chuyển cho các khoa chậm nhất là 02 tuần trước kỳ thi để các khoa tiến hành công tác in sao đề thi theo số lượng trong danh sách.

3. Đối với các môn đặc thù cần nhiều phòng thi cho công tác chuẩn bị (ví dụ môn Phiên dịch, Vấn đáp, thi tại phòng máy tính), khoa cần thông báo bằng văn bản cho Phòng KT&ĐBCLGD biết để chủ động phân phòng thi.

4. Đối với các học phần thi tại phòng máy cần đảm bảo mỗi sinh viên một máy, có biện pháp ngăn chặn sinh viên sử dụng tài liệu qua mạng hoặc thiết bị lưu trữ gắn ngoài và có thư mục lưu trữ bài thi của từng sinh viên. Số máy tính dự phòng tại mỗi phòng thi ít nhất 5% tổng số sinh viên

Điều 10. Phân công cán bộ coi thi

1. Đối với các môn riêng do khoa phụ trách, căn cứ lịch thi và số lượng phòng thi, các khoa tiến hành cử cán bộ coi thi (CBCT). Lãnh đạo Khoa chịu trách nhiệm cử CBCT theo đúng số lượng quy định tại Điều 11 thuộc chương này, lập “Danh sách cán bộ coi thi” gửi về Phòng KT&ĐBCLGD và Phòng TT-PC ít nhất 02 tuần trước kỳ thi. Trong trường hợp các khoa không có đủ CBCT, cần thông báo bằng văn bản cho Phòng KT&ĐBCLGD ít nhất 02 tuần trước kỳ thi. Phòng KT&ĐBCLGD sẽ liên hệ Phòng TCHC mời CBCT từ các đơn vị khác bổ sung cho khoa.

2. Đối với các môn chung, Phòng KT&ĐBCLGD liên hệ với các CSGDĐHTV để mời các giảng viên của các khoa có liên quan tham gia coi thi. Nếu còn thiếu, Phòng KT&ĐBCLGD mời CBCT ở các đơn vị khác bổ sung.

3. Đối với các môn thi tại phòng máy tính, bộ môn quản lý học phần đó sẽ phân công CBCT và đảm bảo chuyên môn phù hợp để coi thi. Phòng CSVC căn cứ lịch thi tại phòng máy cử CB kỹ thuật trực hỗ trợ xử lý sự cố (nếu có), số lượng cán bộ kỹ thuật đảm bảo tối đa 5 phòng thi/1ca/1 kỹ thuật, kinh phí chi trả cho 01 CB kỹ thuật tương đương 01 CB coi thi.

Điều 11. Số lượng và tiêu chuẩn cán bộ coi thi

1. Số lượng CBCT như sau:

Số lượng sinh viên trong phòng thi

Số lượng CBCT

bài thi làm bài trên giấy

Số lượng CBCT

bài thi làm bài trên máy tính

Số lượng CB Coi và chấm thi

vấn đáp

1 - 40

01

02

02

41 - 80

02

03

81 - 120

03

>120

04

2. Cán bộ coi thi là cán bộ giảng dạy (giảng viên) và cán bộ làm công tác phục vụ giảng dạy tại các Phòng, Trung tâm trong nhà trường có bằng cử nhân trở lên. CBCT cần nắm vững và thực hiện đúng các quy định, quy trình về việc tổ chức thi KTHP.

3. Đối với các môn thi vấn đáp, CBCT đồng thời là cán bộ chấm thi do Bộ môn quản lý học phần phân công. Một phòng thi không quá 40 sinh viên.

4. Trong trường hợp một buổi thi có nhiều phòng thi, đơn vị chủ trì (Khoa / Phòng KT&ĐBCLGD) quyết định phân công thêm cán bộ giám sát bên ngoài để hỗ trợ CBCT. 05 phòng thi sẽ có 01 cán bộ giám sát do đơn vị chủ trì quyết định phân công.

Điều 12. Trách nhiệm của sinh viên dự thi

1. Sinh viên phải có mặt tại phòng thi trước giờ thi ít nhất là 15 phút.

2. Sinh viên đến chậm quá 15 phút sau khi tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.

3. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi mà không có lý do chính đáng hoặc đi nhầm ca thi được xem như bỏ thi và bị điểm 0. Sinh viên phải học lại học phần này mới được dự thi kỳ thi tiếp theo.

4. Khi vào phòng thi, sinh viên phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Trình thẻ sinh viên hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh (trường hợp mất thẻ SV);

- Không được mang tài liệu hoặc các vật dụng không cho phép vào phòng thi;

- Không được đổi đề thi hay mã đề thi; không được trao đổi, không được sử dụng tài liệu (trừ khi đề thi cho phép sử dụng tài liệu); không được chuyển giấy nháp và bài thi cho sinh viên khác;

- Mọi hành vi gian lận trong phòng thi sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 31, Chương VII của Quy định này;

- Ghi đầy đủ thông tin về mã đề thi theo quy định vào tờ giấy làm bài và danh sách ký tên. Nếu sinh viên không ghi đầy đủ mã đề thi, bài thi sẽ không được chấm và sinh viên phải nhận điểm 0;

- Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ. Bài thi tự luận không được sử dụng 02 màu mực, Không làm bài bằng mực đỏ. Chỉ dùng bút chì cho bài thi trắc nghiệm trên phiếu trả lời chấm máy. Làm bài theo đúng quy định và hướng dẫn cụ thể trên đề thi: làm bài vào tờ giấy thi, làm ngay trên đề thi, hoặc làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm do cán bộ coi thi phát và đã có chữ ký của cán bộ coi thi;

- Trong suốt quá trình làm bài, sinh viên phải giữ trật tự, không được ra khỏi phòng thi trừ trường hợp đặc biệt bất khả kháng;

- Sinh viên chỉ được nộp bài, rời phòng thi sớm nhất sau 2/3 thời gian làm bài. Riêng đối với hình thức thi trắc nghiệm, thí sinh chỉ được phép rời phòng thi khi đã hết giờ làm bài;

- Khi hết giờ phải ngừng làm bài và nộp bài làm cho CBCT kể cả khi không làm được bài;

- Khi nộp bài, sinh viên phải ký tên xác nhận vào danh sách nộp bài tại phòng thi.

Điều 13. Trách nhiệm của cán bộ coi thi

1. Trách nhiệm của cán bộ coi thi viết

- Khi nhận nhiệm vụ coi thi, CBCT phải có mặt đúng giờ qui định

- Tại phòng thi CBCT cần phải kiểm tra giấy tờ tùy thân để đối chiếu sinh viên đang dự thi. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ coi thi nhằm đảm bảo yêu cầu chính xác, công bằng trong phòng thi , thống kê sinh viên có mặt, số sinh viên vắng, chữ ký sinh viên và số bài, số tờ làm bài của sinh viên.

- Các loại giấy nháp không có chữ ký của CBCT sẽ được xem là tài liệu, kể cả giấy trắng.

- Trong thời gian sinh viên làm bài thi, CBCT phải có mặt thường xuyên tại phòng thi và tuyệt đối không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại, không nói chuyện; nếu có 2 CBCT trong một phòng tuyệt đối 2 CBCT không ngồi gần nhau để nói chuyện riêng.

- CBCT không cho sinh viên ra khỏi phòng thi trong lúc đang thi, trừ trường hợp đặc biệt bất khả kháng;

- Trước khi hết giờ làm bài thi 15 phút, CBCT thông báo cho sinh viên biết;

- Việc thu bài tại phòng thi cần được thực hiện một cách chính xác, tránh nhầm lẫn, thiếu sót hay mất bài thi của sinh viên;

- Lập biên bản đối với mỗi trường hợp SV vi phạm quy chế thi và đề xuất hình thức xử lý theo quy định trong biên bản;

- Đối với các môn riêng do khoa chủ trì, CBCT bàn giao bài thi, đề thi (bao gồm đề đã thi xong và đề thừa ) và các biên bản liên quan về cho giáo vụ khoa làm nhiệm vụ thư ký buổi thi;

- Đối với các môn chung do Phòng KT&ĐBCLGD chủ trì, CBCT nộp bài thi, đề thi (bao gồm đề đã thi xong và đề thừa) và các biên bản liên quan cho thư ký buổi thi của Phòng KT&ĐBCLGD;

2. Trách nhiệm của cán bộ chấm thi vấn đáp

- Cả 02 CBChT cùng tiến hành chấm thi vấn đáp, không chia tách sinh viên thành hai nhóm để chấm riêng;

- Kết quả cuối cùng là điểm trung bình cộng của 02 CBChT. Trong trường hợp 02 CBChT không thống nhất được điểm thì phải trình lên Trưởng bộ môn quyết định;

- Toàn bộ tài liệu liên quan (đề thi, biên bản chấm thi, đề thi thừa, danh sách sinh viên ký tên) được đặt trong túi đựng bài thi và nộp cho giáo vụ khoa ngay sau khi kết thúc buổi thi;

- Việc giao nộp bài thi giữa CBChT và thư ký buổi thi phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng quy định tổ chức thi hiện hành.

3. Trách nhiệm của cán bộ coi thi trên máy tính

- CBCT có mặt trước giờ thi 15 phút để nhận phòng máy tính từ đơn vị quản lý phòng máy; kiểm tra tình hình hoạt động của các máy tính. Trường hợp số máy tính hỏng nhiều không đáp ứng đủ số lượng thí sinh dự thi cần báo ngay cho cán bộ phụ trách ca thi để được xử lý;

- Hướng dẫn sinh viên thao tác sử dụng phần mềm thi và phổ biến những đặc thù của thi trên máy tính.

- CBCT sử dụng phần mềm quản lý tình hình đăng nhập, số lượng bài được nộp của sinh viên, số lượng sinh viên dự thi;

- CBCT hướng dẫn sinh viên ngồi đúng máy tính theo danh sách dự thi; không đổi máy tính khi chưa được sự đồng ý của CBCT; không tự ý khởi động lại máy tính;

- Trong trường hợp máy tính của sinh viên bị lỗi, cần báo ngay cho cán bộ trực kỹ thuật khắc phục kịp thời hoặc chuyển sinh viên sang máy tính dự phòng để tiếp tục bài thi. Nếu không thực hiện được việc khắc phục lỗi kỹ thuật, cán bộ coi thi lập biên bản có xác nhận của cán bộ kỹ thuật và đồng ý cho sinh viên thực hiện đăng nhập làm lại bài thi từ đầu bằng đề dự phòng.

- Trong trường hợp phòng thi bị mất điện hay gặp sự cố về máy chủ, cán bộ coi thi duy trì kỷ luật, trật tự phòng thi và báo cho giám sát, cán bộ trực kỹ thuật, thư ký buổi thi và Lãnh đạo phụ trách buổi thi để được kịp thời xử lý như sau:

i. Trường hợp không có ngân hàng đề thi trong hệ thống: Nếu không thể phục hồi kết quả làm bài của sinh viên, lãnh đạo phụ trách buổi thi cho phép thi bằng đề dự phòng hoặc báo cáo Ban Giám hiệu xin bố trí tổ chức thi lại cho sinh viên vào thời điểm thích hợp khác nếu không thể tiếp tục.

ii. Trường hợp có ngân hàng đề trong hệ thống: cho phép sinh viên làm lại đề mới được hệ thống xuất câu hỏi ngẫu nhiên từ ngân hàng đề như đã được thiết lập trước khi thi.

4. Trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật tại phòng thi trên máy tính

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trước đợt thi để kiểm tra, đảm bảo tình hình hoạt động của các máy tính và các thiết bị cần cho học phần thi trong phòng máy (thiết bị cần: theo yêu cầu của đơn vị tổ chức)

- Sửa chữa, khắc phục lỗi máy tính tại các phòng thi được phân công. Trường hợp có lỗi bất thường của máy tính hoặc phần mềm thi trên máy tính cần báo cáo với phụ trách buổi thi để được xử lý kịp thời.

Điều 14. Tổ chức coi thi, giám sát kỳ thi kết thúc học phần

1. Phòng KT&ĐBCLGD tổ chức coi thi các môn chung.

2. Các khoa tổ chức coi thi đối với các môn riêng.

3. Lãnh đạo Phòng KT&ĐBCLGD và Lãnh đạo Phòng TTPC phân công CBVC của đơn vị thực hiện giám sát CBCT và sinh viên thực hiện Quy định thi. Việc lập biên bản vi phạm quy chế thi là trách nhiệm của CBCT, cán bộ giám sát có trách nhiệm nhắc nhở CBCT thực hiện trách nhiệm lập biên bản nếu phát hiện thí sinh vi phạm. Trong mỗi buổi thi, sẽ có 01 cán bộ của Phòng TTPC và 01 cán bộ của Phòng KT&ĐBCLGD làm công tác giám sát.

5. Cuối kỳ thi, các Khoa làm báo cáo tình hình tổ chức thi các HP do Khoa tổ chức, Phòng KT&ĐBCLGD tổng hợp tình hình thi dựa trên các báo cáo của Khoa, kèm theo tình hình tổ chức thi các HP môn chung bao gồm: những mặt đã làm được, những sự cố (nếu có), kiến nghị đề xuất để báo cáo Ban Giám hiệu. Phòng TTPC làm báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế thi của các khoa và Phòng KT&ĐBCLGD tổ chức để báo cáo Ban Giám hiệu.

Điều 15. Chuẩn bị phòng thi và trang thiết bị

1. Phòng KT&ĐBCLGD ưu tiên sắp xếp phòng thi tại 01 địa điểm -131 Lương Nhữ Hộc - để thuận tiện cho công tác điều hành, tổ chức thi.

2. Đối với những môn thi có đặc thù riêng, 02 tuần trước khi thi, Lãnh đạo Khoa làm đề nghị gửi Phòng KT&ĐBCLGD để có sự bố trí, sắp xếp phòng thi phù hợp.

3. Phòng CSVC kiểm tra thực tế đảm bảo số lượng bàn ghế đúng theo số lượng trên hệ thống phòng học.

4. Phòng CSVC phân công nhân viên phục vụ làm vệ sinh phòng thi trước mỗi buổi thi, mở cửa tất cả các phòng thi trước giờ thi ít nhất là 15 phút.

5. Đối với việc thi học phần Tin học và học phần thi trên máy tính, đơn vị tổ chức liên hệ Phòng CSVC để cung cấp thông tin các thiết bị cần thiết cho học phần thi, cán bộ kỹ thuật của Phòng CSVC có trách nhiệm chuẩn bị phòng thi đáp ứng các yêu cầu của học phần thi, đảm bảo mỗi sinh viên một máy tính hoạt động tốt và trực hỗ trợ kỹ thuật trong suốt thời gian tổ chức thi.

4. Kết thúc buổi thi, cán bộ giám sát ghi ý kiến nhận xét về tình hình buổi thi vào “Biên bản theo dõi tình hình thi” (theo mẫu đăng tải tại website ) và lưu tại Phòng KT&ĐBCLGD.

https://ktdbclgd.ufl.udn.vn/?cat=75
https://ktdbclgd.ufl.udn.vn/?cat=75
http://ktdbclgd.ufl.udn.vn
,
http://daotao.ufl.udn.vn/sv
https://ktdbclgd.ufl.udn.vn/?cat=75