CHƯƠNG III QUY TRÌNH RA ĐỀ THI
Điều 16. Chuẩn bị đề thi và quản lý đề thi các môn riêng
Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm phân công giảng viên ra đề thi kèm đáp án. Giảng viên được phân công căn cứ vào đề cương chi tiết học phần để chuẩn bị đề thi đúng nội dung, hàm lượng kiến thức cần kiểm tra, thời gian làm bài.
1. Lãnh đạo khoa hoặc Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm ký duyệt đề thi.
2. Số lượng đề thi cần chuẩn bị:
- Thi tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp các hình thức (gọi tắt là thi viết): mỗi học phần cần có 02 đề thi có hàm lượng kiến thức cần đánh giá tương đối như nhau để lựa chọn;
+ Mỗi đề thi tự luận hoặc đề thi tự luận kết hợp trắc nghiệm có 02 mã đề (do Bộ môn quyết định);
+ Mỗi đề thi trắc nghiệm phải có ít nhất 03 mã đề (nội dung được xáo trộn để đảm bảo tính khách quan);
- Thi trắc nghiệm trên máy tính: sử dụng đề thi và phần mềm được duyệt;
- Chi phí thanh toán tiền ra đề thi thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ, được tính theo số lượng bộ đề thi (không tính theo số mã đề).
3. Đề thi sau khi đã được phê duyệt đầy đủ, cần nộp lại cho Trưởng Khoa hoặc người được Trưởng Khoa phân công
4. Đề thi được bảo quản một cách bảo mật tuyệt đối trong suốt quá trình bốc thăm đề thi, in sao và đóng gói.
5. Quy định về quản lý ngân hàng đề thi được áp dụng theo Quyết định số 922/QĐ-ĐHNN, ngày 31/05/2023 Quy định về việc xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi, đề thi kết thúc học phần.
Điều 17. Chuẩn bị đề thi và quản lý đề thi các môn chung
1. Phòng KT&ĐBCLGD liên hệ với các khoa chuyên môn của các CSGDĐHTV thuộc ĐHĐN để thông báo kế hoạch thi KTHP và đề nghị các khoa ra đề thi kèm đáp án.
2. Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm phân công giảng viên ra đề thi kèm đáp án. Giảng viên được phân công căn cứ vào đề cương chi tiết học phần để chuẩn bị đề thi đúng nội dung, hàm lượng kiến thức cần kiểm tra, thời gian làm bài.
3. Lãnh đạo khoa hoặc trưởng bộ môn chịu trách nhiệm ký duyệt đề thi.
4. Số lượng đề thi cần chuẩn bị:
- Thi tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp các hình thức (gọi tắt là thi viết): mỗi học phần cần có 02 đề thi có hàm lượng kiến thức cần đánh giá tương đối như nhau để lựa chọn;
+ Mỗi đề thi tự luận có ít nhất 02 mã đề (do Bộ môn quyết định);
+ Mỗi đề thi trắc nghiệm phải có ít nhất 03 mã đề (nội dung được xáo trộn để đảm bảo tính khách quan);
- Thi trắc nghiệm trên máy tính: sử dụng đề thi hoặc phần mềm được duyệt;
- Chi phí thanh toán được tính theo số lượng bộ đề thi (không tính theo mã đề).
5. Đề thi sau khi đã được phê duyệt đầy đủ, giảng viên của các CSGDĐHTV thuộc ĐHĐN mang đề và đáp án đến bàn giao cho cán bộ được Lãnh đạo Phòng KT&ĐBCLGD phân công nhận đề thi theo thời gian quy định trong công văn mời ra đề thi KTHP của Trường ĐHNN.
6. Đề thi được bảo quản một cách bảo mật tuyệt đối trong suốt quá trình bốc thăm đề thi, in sao và đóng gói.
Điều 18. Yêu cầu đối với đề thi
1. Đề thi phải phù hợp với mục tiêu, nội dung và hình thức đánh giá được nêu trong đề cương chi tiết môn học và chương trình đào tạo đã được công bố.
2. Đề thi phải có độ khó phủ đều các câu hỏi để phân loại được học lực của sinh viên.
3. Đề thi phải đảm bảo các nội dung bài tập, không lặp lại các đề thi của ít nhất 02 năm đã tổ chức hoặc đã nộp trước đó, chính xác về nội dung kiến thức, chuẩn mực về chính tả, từ vựng, ngữ pháp và văn phong trong các ngôn ngữ được sử dụng.
4. Thời gian làm bài thi:
- Đối với hình thức thi viết (bao gồm tự luận, trắc nghiệm): thời gian thi tương ứng với số tín chỉ của mỗi học phần
- Đối với hình thức thi trắc nghiệm (trắc nghiệm hoàn toàn): thời gian làm bài thi không ngắn hơn 2/3 thời gian của bài thi viết tương ứng với số tín chỉ;
5. Đối với việc thi trên máy tính và thi các môn kỹ năng thực hành tiếng, thời gian làm bài do khoa quy định phù hợp với đề cương chi tiết học phần.
6. Định dạng đề thi, phiếu trả lời và đáp án được biên soạn theo mẫu thống nhất do Phòng KT&ĐBCLGD gửi.
7. Hình thức trình bày trên bảng giấy: bộ câu hỏi thi của từng Khoa/ Bộ môn/ Học phần được trình bày trên khổ giấy A4, bảng mã chữ Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, cỡ chữ 13 - 14, kiểu chữ đứng.
8. Đề thi tự luận phải ghi rõ sinh viên làm bài thi trực tiếp trên tờ đề thi hay trên tờ giấy thi.
9. Các đề thi kết hợp tự luận và trắc nghiệm nên được soạn thảo theo mẫu đề thi làm bài trực tiếp trên tờ đề thi.
10. Đối với những đề thi mở và được sử dụng tài liệu, giảng viên ra đề cần ghi rõ thông báo này ở trong đề thi cho sinh viên biết.
11. Đề thi và đáp án phải được trưởng bộ môn hoặc trưởng/phó khoa phê duyệt và được bỏ vào 02 túi riêng, ghi đầy đủ thông tin bên ngoài túi (theo mẫu). 01 túi đựng đề thi kèm đĩa CD (đối với các đề thi kỹ năng tiếng) và 01 túi đựng đáp án.
Điều 19. Bốc thăm đề thi
1. Lãnh đạo các khoa / Phòng KT&ĐBCLGD tiến hành bốc thăm 01 trong 02 đề để đưa vào cho thi. Đề được bốc thăm gọi là đề chính thức, đề còn lại gọi là đề dự bị.
2. Quá trình bốc thăm đề thi cần phải lập “Biên bản bốc thăm đề thi” (theo mẫu đăng tải tại website https://ktdbclgd.ufl.udn.vn/?cat=75 , mục Biểu mẫu và công tác Khảo thí).
3. Cuối mỗi kỳ thi, các khoa / Phòng KT&ĐBCLGD tổng hợp số đề dự bị của các môn riêng / môn chung đưa vào lưu trữ để sử dụng trong kỳ thi tiếp theo gần nhất (nếu đề cương chi tiết không có thay đổi). Như vậy, kỳ thi tiếp theo khoa / Phòng KT&ĐBCLGD chỉ cần mời giảng viên chuẩn bị thêm 01 đề để đưa vào bốc thăm.
4. Trong trường hợp có nhiều ca thi và cần nhiều đề, lãnh đạo khoa / Phòng KT&ĐBCLGD lưu ý để phân công cán bộ ra đề đầy đủ, đảm bảo luôn có 01 đề dự bị cho những tình huống đột xuất.
Điều 20. In sao và đóng gói đề thi
1. Công tác in sao, đóng gói và bảo mật đề thi các môn riêng do các khoa phụ trách và chịu trách nhiệm.
2. Công tác in sao, đóng gói và bảo mật đề thi các môn chung do Phòng KT&ĐBCLGD phụ trách và chịu trách nhiệm.
3. Các túi đề thi phải được niêm phong ở 3 mép theo đúng quy định.
4. Trưởng khoa hoặc người được Trưởng khoa phân công chịu trách nhiệm lưu trữ bản gốc đề thi chính thức các môn riêng sau khi đã in sao tại văn phòng Khoa
5. Trưởng Phòng KT&ĐBCLGD hoặc người được Trưởng Phòng KT&ĐBCLGD phân công chịu trách nhiệm lưu trữ bản gốc đề thi chính thức các môn chung sau khi đã in sao tại Phòng KT&ĐBCLGD.
6. Kế hoạch in sao và đóng gói đề thi phải được lãnh đạo các khoa (đối với môn riêng) và Phòng KT&ĐBCLGD (đối với môn chung) phê duyệt. Tổ in sao tại các khoa / phòng chịu trách nhiệm về công tác bảo mật đề thi trong quá trình in sao. Trong trường hợp nghi ngờ hay phát hiện có sự cố lộ đề, cần báo ngay cho Phòng Thanh tra-Pháp chế lập biên bản xử lý.
Last updated